9 thói quen sống quyết định bạn giàu hay nghèo
Phát triển thói quen sinh hoạt tốt, xác định ước mơ, học tập thường xuyên và sẵn sàng hành động... giúp bạn chóng thoát nghèo.
Ảnh: Freepik© Được Ngoi sao cung cấp
9 thói quen này được nhà văn Wu Danru đề cập trong cuốn sách Trường kinh doanh thực tế cuộc sống: Làm giàu là một sự lựa chọn. Wu Danru nhấn mạnh rằng sự giàu có không phải số tiền cố định mà là khả năng có thể trau dồi được. Nó không hoàn toàn phụ thuộc vào điểm xuất phát mà ở sự lựa chọn và nỗ lực của bạn. Sự giàu có mà hầu hết mọi người mong muốn là theo đuổi kiểu tự do tài chính cho phép họ có đủ nguồn lực để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày ngay cả khi không làm việc.
Loại tự do này không thể đo lường bằng một số tiền cụ thể, bởi nhu cầu mỗi người và những thay đổi của thời đại sẽ ảnh hưởng đến tiêu chuẩn này. Để đạt được trạng thái này, người ta không chỉ phải tích lũy vật chất mà còn cần có sự phong phú về tinh thần và trải nghiệm sống đa dạng.
Dưới đây là các thói quen cuộc sống mà theo nhà văn, bạn cần phải xây dựng nếu muốn trở nên giàu có:
1. Phát triển thói quen sinh hoạt tốt
Có thói quen sinh hoạt tốt đồng nghĩa với việc bạn không cần phải lo lắng về sức khỏe. Bạn có thể đạt được điều này nhờ tập thể dục. Bằng cách giữ sức khỏe, bạn có thể tiết kiệm chi phí y tế và là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền.
2. Xác định ước mơ và nâng cao khả năng hành động
Ước mơ không cần phải vĩ đại, chúng là động lực và ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta không cần có tham vọng lớn như người sáng lập SpaceX Musk, nhưng nên nỗ lực hết mình để hiện thực hóa những mong muốn nhỏ bé. Việc hoàn thiện bản thân là cần thiết ở mọi lứa tuổi, nếu không việc đứng yên sẽ khiến cuộc sống trở nên khó chịu.
3. Học tập thường xuyên để làm giàu kiến thức
Tiến bộ công nghệ đã mở ra vô số kênh học tập như khóa học trực tuyến, sách điện tử và podcast. Những người có thói quen học tập vào khung giờ cố định thường có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Đầu tư hàng ngày vào việc phát triển bản thân và học về lãi kép. Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc phân biệt thông tin với kiến thức rất quan trọng. Tránh bị choáng ngợp bởi những tin rác, việc học tập có hệ thống hoặc tìm kiếm sự hướng dẫn chuyên môn giúp làm sáng tỏ các ý tưởng và logic.
4. Kết bạn với những người tích cực
Để sống hạnh phúc, bạn cần kết bạn với những người tích cực và tránh xa những người mang lại năng lượng tiêu cực để đảm bảo giao tiếp vui vẻ. Ngay cả khi là người thân, nếu việc tiếp xúc khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cũng cần giữ khoảng cách nhất định, điều này khiến cuộc sống rộng mở hơn và giảm bớt những lo lắng không đáng có.
5. Tiết kiệm 20% thu nhập
Để tránh tình huống khó xử sau này, bạn nên hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn chưa có tiền tiết kiệm, bạn nên giữ được ít nhất 10% thu nhập. Khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm cũng phải tăng theo, thay vì tăng tiêu dùng một cách mù quáng.
Ví dụ: Nếu bạn có thu nhập hàng tháng là 30.000 nhân dân tệ, bạn có thể tiết kiệm 3.000 nhân dân tệ, nhưng nếu bạn có thu nhập hàng tháng là 60.000 nhân dân tệ, bạn nên tiết kiệm 30.000 nhân dân tệ. Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm tiền trước rồi mới tiêu tiền.
6. Làm công việc yêu thích
Mỗi người đều có những sở thích khác nhau, nhưng làm điều mình yêu thích có thể khiến bạn thỏa mãn ngay cả khi bận rộn. Vì nó đến từ việc theo đuổi mục tiêu cá nhân hơn là đáp ứng mong đợi của người khác. Tuy nhiên, một số người không có sự kỳ vọng vào bản thân và chỉ làm việc chăm chỉ theo kỳ vọng của người khác, họ bận rộn và không có cảm giác thành tựu.
Chẳng hạn, bố mẹ mong bạn trở thành công chức để được hưởng lương hưu, nhưng mấu chốt là bạn có tìm được niềm vui trong công việc hay không? Khi bạn có thể cảm nhận được thành quả và niềm vui trong công việc, đó chính là công việc bạn yêu thích. Bằng cách chọn một công việc yêu thích và không tính giờ làm việc, cuộc sống của bạn mới có thể viên mãn và có ý nghĩa.
7. Phát triển khả năng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực
Nhiều điều nhỏ nhặt có thể khiến chúng ta khó chịu. Chẳng hạn như những bình luận tiêu cực trên mạng hay tiếng còi xe trên đường có thể nhanh chóng khơi dậy những cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn tiếp tục vướng vào những cảm xúc này, chúng sẽ trở thành cái giá đắt bạn phải trả trong cuộc sống. Việc tích lũy những chi phí chìm này biến chúng ta thành một "cỗ máy xử lý rác thải của ngày hôm qua", làm hao mòn năng lượng để theo đuổi mục tiêu.
8. Để giàu có, bạn phải đối mặt rủi ro
Rủi ro ở khắp mọi nơi, không ai có thể đảm bảo bạn sẽ kiếm được lợi nhuận. Nhưng đừng mạo hiểm nếu không có chuẩn bị, nếu không có dù, việc nhảy khỏi vách đá sẽ dẫn đến sự tự hủy diệt.
Đánh giá trước khi chấp nhận rủi ro: Bạn có đủ khả năng chấp nhận thất bại không? Nhiều bạn trẻ dũng cảm khởi nghiệp với suy nghĩ không có gì trong tay để bắt đầu. Ngược lại, nếu bạn muốn chắc chắn không có rủi ro trước khi sẵn sàng hành động, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
9. Hãy làm quen với việc vượt qua chính mình
Bạn nên lo lắng về việc liệu mình có tiến bộ hơn ngày hôm qua hay không, thay vì hỏi về mức lương của các bạn cùng lớp, bạn bè sống ở nhà nào và họ lái loại xe gì?
Hãy tin rằng làm việc chăm chỉ, đúng hướng sẽ mang lại kết quả. Khi đó, chúng ta có thể sống một cách trọn vẹn nhất với khả năng tốt nhất. Quá trình đấu tranh trong cuộc sống thực thường có đau khổ và hạnh phúc nhưng bạn sẽ ngưỡng mộ bản thân vì tất cả những gì đã nỗ lực để có được. Hãy tin rằng những người thực sự giàu có làm việc chăm chỉ và không sinh ra đã ngậm thìa vàng.